Trong thời đại chuyển đổi số, mỗi cơ quan Nhà nước các cấp cần có Cổng thông tin điện tử để trở thành cầu nối với người dân. Vậy Cổng thông tin điện tử là gì, yêu cầu và chức năng như thế nào? Myaloha sẽ cùng Quý đơn vị và các bạn tìm hiểu nội dung chi tiết tại đây!

1. Cổng thông tin điện tử (Web Portal) là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 42/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Cổng thông tin điện tử là điểm truy cập của cơ quan trên môi trường mạng, liên kết, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và các ứng dụng mà qua đó người dùng có thể khai thác, sử dụng và cá nhân hóa việc hiển thị thông tin.

…..

Vậy hiểu một cách đơn giản, cổng thông tin điện tử (hay còn gọi là Web Portal) là nơi tập trung tất cả thông tin và dịch vụ công mà cơ quan cung cấp, giúp người dân dễ dàng tìm kiếm và sử dụng.

Cổng thông tin điện tử Thành phố Thủ Dầu Một

2. Yêu cầu đối với cổng thông tin điện tử

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 22/2023/TT-BTTTT, cổng thông tin điện tử và trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải đáp ứng 11 yêu cầu chung như sau:

  1. Tuân thủ quy định về cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng tại Chương II Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, Điều 28 Luật Công nghệ thông tin và Điều 20 Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
  1. Tuân thủ Khung kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số Việt Nam và Kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số cấp bộ hiện hành đối với cổng thông tin điện tử và trang thông tin điện tử cấp bộ; Kiến trúc Chính quyền điện tử, Chính quyền số cấp tỉnh hiện hành đối với cổng thông tin điện tử và trang thông tin điện tử cấp tỉnh.
  1. Các thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng được lưu trữ dưới dạng dữ liệu có cấu trúc, lưu trữ trong cơ sở dữ liệu và chia sẻ dưới dạng dịch vụ web (web service) để bảo đảm khả năng sẵn sàng kết nối, chia sẻ thông tin giữa các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước.
  1. Cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử có phương án dự phòng bảo đảm duy trì hoạt động an toàn, liên tục và khắc phục khi có sự cố xảy ra, trừ những trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
  1. Cơ quan chủ quản cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử có quy chế quản lý, vận hành và cung cấp thông tin bao gồm nội dung về quy trình xử lý sự cố, tiếp nhận và xử lý thông tin vi phạm theo quy định của pháp luật.
  1. Cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử được gắn mã giám sát trên Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số (Hệ thống EMC) trên cơ sở thông tin được cung cấp theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
  1. Cấu trúc, bố cục trên giao diện cổng thông tin điện tử và trang thông tin điện tử.
  • Cổng thông tin điện tử và trang thông tin điện tử có nhãn thể hiện việc đã kết nối với Hệ thống EMC;
  • Cổng thông tin điện tử có hiển thị đường dẫn tại trang chủ dẫn đến các trang thành phần của cổng;
  • Trang thông tin điện tử có đường dẫn tại trang chủ đến cổng thông tin điện tử mà trang trực thuộc;
  • Bảo đảm sự tương đồng về màu sắc, bố cục giữa cổng và các trang thành phần tại giao diện Đầu trang và giao diện Chân trang.
  1. Tuân thủ về lưu trữ dữ liệu theo quy định của pháp luật về lưu trữ, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng và pháp luật khác có liên quan.
  1. Bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về dữ liệu đặc tả được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
  1. Các yêu cầu đối với cổng thông tin điện tử
  • Triển khai trên hạ tầng có khả năng mở rộng theo nhu cầu sử dụng;
  • Đáp ứng các yêu cầu về an toàn thông tin đối với hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên.
  1. Các yêu cầu đối với trang thông tin điện tử có thể triển khai trên hạ tầng thông thường tùy theo nhu cầu sử dụng.

Bên cạnh đó, theo Thông tư 22/2023/TT-BTTTT quy định Thông tư 22/2023/TT-BTTTT, cổng thông tin điện tử cần đáp ứng các yêu cầu khác như sau:

(1) Yêu cầu về chức năng và phi chức năng

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 22/2023/TT-BTTTT, cổng thông tin điện tử phải đáp ứng đầy đủ các chức năng tối thiểu như đã nêu chi tiết tại Phụ lục II.

(2) Yêu cầu về hiệu năng

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 22/2023/TT-BTTTT, cổng thông tin điện tử phải đáp ứng đầy đủ các chức năng tối thiểu như đã nêu chi tiết tại Phụ lục II, tóm tắt như sau:

  • Yêu cầu hiệu năng tải trang dành cho trải nghiệm người sử dụng cần đáp ứng:
    • Thời gian hiển thị nội dung đầu tiên: dưới 3 giây;
    • Thời gian hiển thị nội dung lâu nhất: dưới 4 giây;
    • Thời gian tải nội dung: dưới 5,8 giây;
    • Thời gian đáp ứng: dưới 0,6 giây.
  • Yêu cầu hiệu năng của hệ thống cần đáp ứng:
    • Thời gian phản hồi trung bình: dưới 2,5 giây;
    • Thời gian phản hồi chậm nhất: dưới 3 giây;
    • Truy cập đồng thời: tối thiểu 500 truy cập;
    • Số người sử dụng hoạt động đồng thời: Tối thiểu ⅙ lần số lượng truy cập đồng thời.

—> Có thể thấy, Bộ thông tin truyền thông có khá nhiều yêu cầu với Cổng thông tin điện tử, điều này sẽ gây trở ngại ít nhiều đối với một số đơn vị không có cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin. Do đó, Myaloha đã đưa ra giải pháp thuê cổng thông tin điện tử Myaloha để hỗ trợ các đơn vị/tổ chức nhằm tiết kiệm thời gian, nguồn lực và đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho Quý đơn vị.

3. Dịch vụ thuê cổng thông tin điện tử Myaloha

Dịch vụ thuê cổng thông tin điện tử Myaloha là dịch vụ cho thuê cổng thông tin điện tử được xây dựng sẵn, tích hợp nhiều tính năng hữu ích. Khách hàng có thể tùy chọn các tính năng phù hợp hoặc yêu cầu phát triển thêm để đáp ứng nhu cầu riêng biệt.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ cổng thông tin điện tử cho các cơ quan nhà nước như Trung tâm chuyển đổi số tỉnh Bình Dương, UBND Thủ Dầu Một, UBND Tân Uyên,… Myaloha tự hào là đối tác tin cậy của hàng trăm đơn vị với:

  • Chi phí tiết kiệm hơn so với dịch vụ xây Cổng thông tin điện tử từ 2-5 lần.
  • Đảm bảo các quy định bảo mật đạt tiêu chuẩn bộ Thông tin Truyền thông (HTTPS, đường truyền SSL).
  • Liên thông với 3 kênh tin tức: Zalo OA, Mini App và Liên Thông Cấp Tỉnh.
  • Nhân sự chuyên môn, hỗ trợ các vấn đề phát sinh 24/7.
  • Hỗ trợ giấy tờ, thủ tục xin ngân sách, tên miền và làm việc với các bên liên quan.

Quý đơn vị có thể tìm hiểu thông tin chi tiết hơn tại:

Hoặc để lại thông tin tại đây để nhận được sự hỗ trợ từ Myaloha:


    4. Các câu hỏi thường gặp khác?

    Sử dụng tên miền .vn có cần thông báo với cơ quan có thẩm quyền không?

    Theo Điều 23 Luật Công nghệ thông tin 2006 quy định về thiết lập trang thông tin điện tử: Tổ chức, cá nhân sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” khi thiết lập trang thông tin điện tử không cần thông báo với Bộ Bưu chính, Viễn thông. Tuy nhiên, đơn vị/tổ chức cần thông báo trên môi trường mạng với Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Có thể sử dụng ngân sách nhà nước được giao để phục vụ việc xây dựng và duy trì trang thông tin điện tử (bao gồm cả xây dựng và thuê) của cơ quan mình hay không?

    Tại Điều 27 Nghị định 64/2007/NĐ-CP quy định liên quan đến việc đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước có quy định: “Kinh phí đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước bao gồm kinh phí ngân sách nhà nước (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên) và các nguồn kinh phí hợp pháp khác”.

     Do đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đầu tư kinh phí, bao gồm cả ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác, để xây dựng và duy trì trang thông tin điện tử phục vụ cho hoạt động của mình (bao gồm cả cổng thông tin điện tử).

    MYALOHA –  Sự hài lòng của khách hàng là điều quan trọng nhất.

    • Địa chỉ: Tầng 7, Kumho, Asiana, 39 Lê Duẩn, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
    • Bộ phận tư vấn: 0935.98.99.98